Cửa gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay với nhiều ưu điểm như tính thẩm mỹ cao, bền bỉ, giá thành phải chăng và có đa dạng phân loại cho người dùng chọn lựa.
Trên thị trường hiện nay, ngoài các loại cửa gỗ tự nhiên, cửa gỗ công nghiệp cũng đang được nhiều người lựa chọn vì tính tiện dụng và giá cả hợp lý. Tuy nhiên, bạn vẫn đang băn khoăn về đặc điểm, chất lượng cũng như nên chọn mua loại cửa đi gỗ công nghiệp nào. Ngay bây giờ, hãy cùng cuanhuacomposite.vn tìm hiểu chi tiết nhé!
Cửa gỗ công nghiệp là gì? Cấu tạo cửa gỗ công nghiệp
Cửa gỗ công nghiệp là dòng sản phẩm ngày càng được nhiều chủ thầu ưa chuộng và sử dụng. Chúng đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng cao của khách hàng về chất lượng, tính thẩm mỹ và độ đền.
Bên cạnh đó, do nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên ngày càng cạn kiệt, sự ra đời của các sản phẩm chất liệu khác như cửa đi gỗ công nghiệp chính là giải pháp tối ưu bảo vệ môi trường.
Cửa gỗ công nghiệp là gì?
Cửa gỗ công nghiệp là sản phẩm cửa được sản xuất từ gỗ tổng hợp. Đây là một loại vật liệu làm từ các thành phần gỗ như mùn cưa, xơ và các chất keo. Quá trình sản xuất bắt đầu bằng việc sấy khô các thành phần kể trên, sau đó trộn chúng với các hóa chất và keo. Bước tiếp theo, hỗn hợp này được ép vào khuôn và sau đó cắt, gia công để tạo ra các tấm gỗ có kích thước và độ dày mong muốn.
Sản phẩm có nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại cửa khác. Cụ thể như khả năng chống ẩm, chống mối mọt và độ bền cao. Bên cạnh đó, cửa bằng gỗ công nghiệp cũng mang lại vẻ đẹp tự nhiên và màu sắc ấn tượng giống như gỗ tự nhiên.
Miêu tả cấu tạo cửa gỗ công nghiệp cao cấp
Cửa công nghiệp bao gồm một lớp tấm gỗ được sản xuất từ gỗ tổng hợp và bao phủ bởi bên ngoài là một lớp ván ép phủ hoặc một lớp vải mỏng. Lớp bao phủ này có thể được sơn để tạo ra vẻ đẹp và màu sắc mong muốn.
Các mối nối của cửa gỗ thường được gia cố bởi các đinh vít và keo epoxy để tăng độ bền và đảm bảo rằng cửa sẽ không bị rò rỉ hay đổ vỡ. Một số loại cửa gỗ công nghiệp còn có thể được gia cố bằng các thanh thép hoặc nhôm để tăng độ cứng và bền vững.
Về các bộ phận của cửa đi gỗ công nghiệp, ta sẽ có:
- Phần cánh cửa: Phần gỗ ép , xương cánh và bông thủy tinh với lớp sơn phủ NC-PU được xem là toàn bộ những phần không thể thiếu khi thực hiện phần cánh cửa. Tổng độ dày của cánh cửa nên rơi vào khoảng 40mm để có một hình dáng đẹp nhất. Phần khung xương làm từ gỗ thông hoặc gỗ cứng, được cắt so le để giảm sự nặng nề của cửa. Phần giữa sử dụng giấy Honeycomb hoặc bông thủy tinh để tăng độ cứng cáp cho cửa.
- Phần khuôn cửa: Được làm bằng sự kết hợp giữa gỗ tự nhiên và tấm ván ép MDF hoặc HDF. Bên cạnh đó, khung cửa được thiết kế chắc chắn để tăng độ bền cho bộ cửa.
Đâu là loại cửa gỗ công nghiệp tốt nhất hiện nay?
Các sản phẩm cửa chất liệu gỗ công nghiệp là giải pháp tuyệt vời cho các ứng dụng công nghiệp và thương mại. Tuy nhiên, để chọn được loại cửa gỗ công nghiệp tốt nhất, bạn cần phải xem xét đến các yếu tố như độ bền, tính thẩm mỹ, độ chống ẩm, khả năng chống mối mọt và giá thành.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại cửa gỗ công nghiệp đẹp khác nhau. Ngay bây giờ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết top 5 loại sản phẩm tốt nhất và được sử dụng phổ biến.
Cửa gỗ công nghiệp MDF
MDF (Medium-density fibreboard) là loại tấm gỗ tổng hợp được làm từ xơ gỗ và keo ép. Cửa gỗ công nghiệp giá rẻ MDF sử dụng tấm ván MDF, đây là một giải pháp thân thiện với môi trường rừng và tiết kiệm nguyên liệu tự nhiên.
Một số ưu điểm của loại cửa gỗ MDF:
- Có độ bền cao hơn so với gỗ tự nhiên, khả năng chống ẩm và mối mọt tốt hơn.
- Chi phí sản phẩm vừa phải, phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng.
- Ứng dụng: Cửa gỗ công nghiệp phòng ngủ, phòng khách,…
- Ván MDF có khả năng chống mối mọt tốt và không bị hư hại bởi côn trùng.
- Ván MDF có bề mặt nhẵn mịn, dễ dàng để sơn, dán và in lớp trang trí lên bề mặt để đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau.
Tuy nhiên, MDF không phải là vật liệu chịu lực tốt nhất. Chính vì vậy, chúng thường sử dụng cho các ứng dụng không đòi hỏi khả năng chịu lực cao.
Cửa gỗ MDF phủ Veneer
Đây là một loại cửa gỗ công nghiệp phòng ngủ khác, với bề mặt được phủ tấm Veneer làm từ nhiều loại gỗ tự nhiên quý như sồi, óc chó, xoan đào và căm xe. Thành phần gỗ MDF có thể được phân thành hai loại, đó là MDF thường và MDF lõi xanh. Với loại cốt MDF lõi xanh có khả năng chống ẩm tốt hơn.
Một số ưu điểm của loại cửa gỗ MDF phủ Veneer:
- Cửa gỗ MDF phủ Veneer có thẩm mỹ tương đương với gỗ tự nhiên.
- Bề mặt cửa mịn màng và khả năng chống trầy cao.
- Màu sắc đa dạng và phong phú.
- Khả năng chống cong vênh tốt cũng được xem là một trong những điểm tuyệt vời của sản phẩm.
Cửa gỗ MDF Laminate
Được biết, cửa gỗ MDF Laminate là loại cửa gỗ công nghiệp MDF được phủ thêm chất liệu Laminate. Chất liệu này còn được gọi là “Formica” hoặc High-pressure laminate (HPL) với hơn 200 màu sắc khác nhau và có khả năng mô phỏng tất cả các dạng vật liệu khác, đa dạng về họa tiết và hoa văn.
Ưu điểm của cửa gỗ MDF Laminate:
- Bề mặt chống xước, chịu lực, chống mối mọt, bền màu, chịu nhiệt và chống tĩnh điện tốt.
- Cửa gỗ MDF Laminate cũng dễ dàng vệ sinh và bảo quản.
- Giá thành tương đối hợp lý nên được nhiều người tiêu dùng Việt Nam tin dùng.
Tuy nhiên, sản phẩm cũng có một số nhược điểm bạn cần cân nhắc như: mặt laminate có thể bị trầy xước nếu tiếp xúc với đồ vật sắc nhọn hoặc chịu tác động mạnh; Trường hợp bị tác động nghiêm trọng sẽ cần thay mới hoàn toàn chứ không thể sửa chữa.
Cửa gỗ MDF Melamine
Loại cửa gỗ này được làm từ gỗ Melamine Faced Chipboard (MFC) hay còn gọi là gỗ Melamine. Với bảng thành phần là sự kết hợp của 3 lớp yếu tố: Overlay (lớp màng phủ bên ngoài), Decorative Paper (lớp phim tạo màu mỹ thuật) và Kraft Paper (lớp giấy nền).
Độ dày và chất lượng của ván gỗ phụ thuộc vào mật độ của các hạt gỗ được sử dụng. Mật độ này càng dày thì màu sắc của thanh gỗ sẽ càng giống với gỗ thật và độ cứng càng cao.
Ưu điểm sản phẩm:
- Có khả năng chịu lực, cách nhiệt và cách âm tốt.
- Hạn chế nứt nẻ và chống xâm nhập mối mọt.
- Có màu sắc đẹp đẽ, đa dạng và hiện đại.
- Khả năng chống xước và dễ dàng vệ sinh cũng được xem là một trong số các ưu điểm không thể thiếu của sản phẩm.
- An toàn cho sức khỏe và giá thành phù hợp với người tiêu dùng.
Tuy nhiên, cửa gỗ công nghiệp đẹp MDF Melamine cũng có một số nhược điểm như khả năng chịu nước kém, màu sơn dễ bị trầy xước và bay màu hay gỗ không có độ dẻo dai.
Cửa gỗ MDF Veneer
Gợi ý sản phẩm cuối cùng trong bài viết hôm nay chính là cửa gỗ MDF Veneer. Sản phẩm làm từ gỗ MDF và phủ thêm một lớp Veneer gỗ tự nhiên phía trên.
Ưu điểm của sản phẩm của MDF Veneer:
- Với độ dày từ 0.5mm đến 1mm, mang lại cảm giác mỏng nhẹ nhưng vẫn vô cùng chắc chắn.
- Vẻ ngoài giống như cửa gỗ tự nhiên, đôi khi khó phân biệt.
- Cửa gỗ có tính thẩm mỹ cao và khả năng chống ẩm tốt hơn so với các loại cửa gỗ công nghiệp giá rẻ khác.
Tuy nhiên, giá thành của cửa gỗ MDF phủ Veneer thường cao hơn so với các loại cửa chất liệu gỗ công nghiệp khác.
Kích thước của cửa gỗ công nghiệp
Cửa gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong kiến trúc và thiết kế nội thất. Để chọn và lắp đặt cửa gỗ công nghiệp đẹp phù hợp với không gian sống, yếu tố kích thước rất quan trọng.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các yếu tố kích thước của cửa gỗ công nghiệp. Từ đó, giúp bạn có thể chọn và lắp đặt cửa một cách chính xác và hiệu quả. 3 kích thước quan trọng nhất chính là kích thước thông thủy, ô chờ và Kích thước cánh – phủ bì.
Với sự phát triển của công nghệ, cửa đi gỗ công nghiệp đang trở thành lựa chọn phổ biến cho các gia đình. Tuy nhiên, việc lựa chọn và sử dụng cửa gỗ vẫn còn gây nhiều khó khăn. Đặc biệt nhất là trong việc hiểu và đo lường kích thước của cửa.
Kích thước thông thủy cửa gỗ công nghiệp là gì?
Trong thực tế, nhiều khách hàng vẫn chưa hiểu rõ về kích thước thông thủy của cửa gỗ. Một số khác dễ lầm tưởng kích thước thông thủy và kích thước cánh là một. Tuy nhiên, kích thước cánh của cửa gỗ luôn lớn hơn kích thước thông thủy.
Thuật ngữ “thông thủy” có nguồn gốc từ Hán Việt và được coi là mang lại sự may mắn tài lộc. Chính vì vậy, việc lựa chọn và đo lường kích thước thông thủy của cửa gỗ là rất quan trọng trong. Nó giúp tạo nên một không gian sống phong thủy và hài hòa.
Kích thước thông thủy của cửa gỗ công nghiệp được xác định bằng cách đo kích thước lọt lòng trong cùng của khung cửa gỗ. Để đo kích thước thông thủy trong xây dựng, ta sử dụng các loại thước lỗ ban có kích thước khác nhau. Với thước 52.2cm được coi là phù hợp nhất đo kích thước thông thủy trong nhà.
Theo quan niệm phong thủy truyền thống, cửa chính của căn nhà là nơi đón khí và ánh sáng. Do đó, nó ảnh hưởng đến vận khí chung của cả căn nhà. Nếu chọn hướng cửa chính vào luồng khí không tốt sẽ gây cho gia chủ nhiều bất lợi.
Ngoài ra, để đo kích thước âm trạch, ta sử dụng các loại thước lỗ ban có kích thước khác nhau. Chẳng hạn như mồ mả, quách hay các chi tiết trong nhà. Loại phổ biến như thước 42.9cm, thước 38.8cm tùy vào kích thước và đặc tính của từng vật thể.
Kích thước cửa gỗ công nghiệp ô chờ là gì?
Kích thước ô chờ là khái niệm quan trọng trong việc đo lường và lắp đặt cửa gỗ công nghiệp. Ô chờ là khoảng không chờ cửa hoặc kích thước xây dựng của ô cửa khi đã trát hoàn thiện. Mỗi kích thước cửa gỗ công nghiệp giá rẻ sẽ có một kích thước ô chờ khác nhau.
Cách tính kích thước ô chờ được xác định theo kích thước thông thủy và khuôn cửa. Chiều cao của ô chờ được tính bằng cách cộng thêm chiều dày khuôn cửa vào chiều cao thông thủy. Chiều rộng của ô chờ được tính bằng cách cộng thêm 2 lần chiều dày khuôn cửa vào chiều rộng thông thủy của cửa.
Để đo kích thước ô chờ của cửa gỗ, ta cần thực hiện một số bước đơn giản như sau.
- Trước khi đo, ta cần xác định vị trí cos 0.0 – vị trí sàn đã hoàn thiện.
- Kiểm tra độ thẳng và độ phẳng của tường xây để đảm bảo tính chính xác của kết quả đo.
- Sau đó, ta tiến hành đo kích thước chiều rộng ô chờ. Cách thức: Lấy giá trị nhỏ nhất của chiều rộng ở 3 vị trí cửa.
- Tương tự, ta đo kích thước chiều cao ô chờ. Cách thức: Lấy giá trị nhỏ nhất của chiều cao ở 3 vị trí tính từ cos 0.0.
- Cuối cùng, ta xác định độ dày tường xây ô chờ hai bên tường và phía trên để chọn độ rộng khuôn bao phù hợp. Thông thường, tường đơn có độ dày từ 120-140mm. Trong khi tường đôi có độ dày từ 220-250mm.
Tóm lại, kích thước ô chờ là một khái niệm quan trọng trong việc đo lường và lắp đặt cửa gỗ công nghiệp. Ngoài ra, khi lựa chọn cửa gỗ công nghiệp, ta cần lưu ý đến độ dày của tường xây ô chờ hai bên tường và phía trên. Độ dày này sẽ quyết định độ rộng khuôn bao phù hợp để lắp đặt cửa.
Kích thước cánh, kích thước phủ bì là gì?
Kích thước cánh và kích thước phủ bì là hai khái niệm quan trọng bạn cần biết. Nó quyết định rất lớn đến việc đo lường và lắp đặt cửa gỗ công nghiệp.
- Kích thước cánh là số đo chiều rộng và chiều cao của cánh cửa gỗ.
- Kích thước phủ bì được hiểu là phần diện tích bao trọn vỏ bọc bên ngoài của cửa gỗ. Nó bao gồm cả phần vỏ bao bên ngoài và số đo của vị trí lọt sáng.
Việc tính toán kích thước phủ bì cho cửa gỗ công nghiệp là rất quan trọng, đặc biệt trong kiến trúc và thiết kế nội thất. Kích thước phủ bì cửa gỗ công nghiệp được áp dụng trong đo khung cửa sổ, cửa chính, kích thước nội thất, nhà bếp,…
Cách tính kích thước phủ bì cửa gỗ công nghiệp rất đơn giản.
- Chiều rộng được tính bằng cách cộng số đo cánh cửa với 85.
- Chiều cao được tính bằng cách cộng số đo cánh cửa với 50.
- Sau đó, kích thước cánh cửa được tính bằng số đo chiều rộng nhân với số đo chiều cao.
Tóm lại, kích thước của cửa gỗ công nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến đo lường và lắp đặt cửa. Việc hiểu rõ về các yếu tố kích thước này sẽ giúp bạn chọn được cửa phù hợp. Đồng thời, đảm bảo tính chính xác và tạo ra không gian sống hoàn hảo và thẩm mỹ.
Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến sản phẩm cửa gỗ công nghiệp. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với cuanhuacomposite.vn để được hỗ trợ nhé!
CỬA NHỰA GỖ COMPOSITE: LIÊN HỆ NHẬN BÁO GIÁ
HOTLINE 1: 0947.286.111 ( Ms.Uyên )
HOTLINE 2: 0855.304.305 ( Ms. Linh )
HOTLINE 3: 0941.303.304 (Ms. Thanh)
LIÊN HỆ VỚI HỆ THỐNG SHOWROOM MODERN DOOR®
Hotline 1 (24/7): 0855.149.149 ( Đường dây nóng )
Hotline 2 (24/7): 0855.149.149 ( Ms Trọng )
Email: sales.moderndoor@gmail.com
HỆ THỐNG SHOWROOM MODERN DOOR®
Chi nhánh Miền Bắc:
CN 1 : Hoàng Xá, Thanh Thủy, Phú Thọ
Chi nhánh Miền Trung:
CN 2: Lô B3, Cụm Công Nghiệp Trảng Nhật 2, Xã Điện Hòa, Điện Bàn, Quảng Nam
CN 3 : 12 Phùng Khác Khoan , P. Đống Đa , TP.Quy Nhơn , Tỉnh Bình Định
Chi nhánh Miền Nam:
CN 4 : 1310 Phạm Văn Đồng, P. Linh Tây, TP. Thủ Đức, TP. HCM
CN 5 : 183 Kinh Dương Vương, P.12, Quận 6, TP.HCM
HỆ THỐNG XƯỞNG SẢN XUẤT MODERN DOOR®
XƯỞNG MIỀN BẮC : Hoàng Xá, Thanh Thủy, Phú Thọ
XƯỞNG MIỀN TRUNG : Lô B3, Cụm Công nghiệp Trảng Nhật 2, Xã Điện Hòa, Thị Xã Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam
XƯỞNG MIỀN NAM I : Số 606/23 Quốc lộ 13, Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM
XƯỞNG MIỀN NAM II : D4/36D Ấp 4, Xã Hưng Long, Huyện Bình Chánh, TP.HCM
TỔNG KHO : Ấp 6, Đường Cây Bài, Xã Phước Vĩnh An, Củ Chi, TP.HCM